Những điều cần phải biết và phải làm ngay khi đặt chân tới Đức du học [cập nhật 2024]

Những điều cần biết khi đến Đức là thông tin được nhiều học viên và quý phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Bởi việc quyết định sống, học tập và làm việc tại “trái tim của Châu Âu” là một trải nghiệm thú vị tuyệt vời. Nhưng cũng khiến các bạn du học sinh có những lo lắng, băn khoăn và e ngại nhất định. Thấu hiểu điều này, TRABI liệt kê những điều bạn cần phải làm ngay khi đến Đức trong bài viết dưới đây. Với mong muốn giúp bạn nhanh chóng hòa nhập, sống an toàn, học tập và phát triển sự nghiệp ổn định tại Đức. 

điều cần biết khi tới đức
Những việc cần biết khi tới Đức: Hiểu tính cách người Đức để có cách ứng xử phù hợp

Những điều cần biết khi đến Đức: Tính cách của người Đức

Khi chuyển tới sinh sống và học tập tại một vùng đất mới, bạn nên tìm hiểu phong cách sống cũng như các thủ tục hành chính cần thiết phải thực hiện. Trong phần đầu của bài viết, TRABI sẽ giới thiệu với các bạn một vài nét chính trong tính cách, phong cách làm việc thường ngày của người Đức.

Người Đức ít tám chuyện trong giờ làm việc

Người Đức nổi tiếng cả thế giới với năng suất lao động hiệu quả, tính kỷ luật và chất lượng công việc vượt trội. Người Đức ít khi “tám chuyện”, buôn dưa lê ngoài công việc. Họ tập trung tuyệt đối trong giờ làm việc, không lướt Facebook, sử dụng email cá nhân … Đặc biệt, người lao động Đức đặt trọng tâm vào chất lượng công việc. Họ làm việc theo cá nhân và thường rời văn phòng ngay sau khi kết thúc ngày làm việc. Do đó, bạn có thể người Đức khá lạnh lùng, khó gần.

những điều cần biết khi tới Đức
Người Đức rất thẳng thắn và nghiêm túc

Người Đức rất thẳng thắn

Bạn cũng cần lưu ý là người Đức rất rõ ràng và trao đổi công việc trực tiếp, không vòng vo. Trong những ngày đầu học tập, làm việc tại nước Đức, bạn có thể cảm thấy cách nói chuyện của người Đức quá “thẳng thắn”. Đôi khi nghe hơi giống  “ra lệnh”. Nhưng khi đã trở nên quen thuộc, bạn sẽ yêu tính cách Đức lúc nào không hay. 

Người Đức tuyệt đối đúng giờ

Đặc biệt, một trong những điều cần biết khi đến Đức bạn không thể bỏ qua là thói quen đúng giờ của người bản xứ. Tất cả người Đức đều tuân thủ nguyên tắc này và coi đây là một phép lịch sử tối thiểu. Vì vậy, hãy luôn là người đúng giờ khi bạn ở Đức. 

Đúng giờ - một trong những điều cần làm ngay tại Đức
Với người Đức, đến muộn 1 lần đã là quá nhiều

Chắc hẳn khi đọc đến đây, bạn cũng nhận thấy rằng để dễ dàng hòa nhập với cộng đồng người Đức bản xứ, bạn hãy luôn đúng giờ, học tập nghiêm túc và lao động chăm chỉ, hết mình. Mọi nỗ lực của bạn sẽ được ghi nhận và đền đáp xứng đáng. Ngoài việc tìm hiểu tính cách của người Đức, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý những thủ tục cần thiết phải làm ngay khi tới Đức được chúng tôi chia sẻ dưới đây. 

Những thủ tục cần thiết phải làm ngay khi tới Đức

Để bắt đầu cuộc sống tại Đức, bạn cần thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký tạm trú, xin gia hạn visa, lập hòm thư, mở tài khoản ngân hàng… Những thủ tục hành chính này đều có quy định rõ ràng, tuy nhiên với một người vừa “chân ướt chân ráo” tới Đức thì cũng không hề đơn giản. Nhưng đã có TRABI đây rồi! Cùng tìm hiểu về cách thực hiện những thủ tục cần thiết phải làm ngay khi tới Đức trong phần dưới đây của bài viết.

thủ tục cần thực hiện khi tới đức

Tìm nhà ở và những thủ tục cần thiết khi tới Đức

Ông bà ta có câu “an cư lạc nghiệp” tức là bạn phải ổn định chỗ ở trước khi bắt đầu công việc hay phát triển sự nghiệp. Do đó, tìm nhà và ổn định chỗ ở là việc các du học sinh cần thực hiện đầu tiên khi tới Đức. 

thủ tục cần thực hiện khi tới Đức
Tìm nhà ở với mức chi phí phù hợp tại Đức không hề dễ

Nhưng nhà ở tại Đức và Việt Nam khác nhau như thế nào? Cần thực hiện các thủ tục gì để có thể an cư lâu dài tại Đức? Cùng tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết này. Nhà ở có sẵn tại Đức không hề thiếu. Tuy nhiên, đa phần các bạn du học sinh Đức đều có ngân sách chi tiêu giới hạn. Vì vậy, việc tìm được một nơi ở tiện nghi với mức giá phù hợp tại một nơi xa lạ không hề đơn giản. 

những việc cần làm ngay khi tới đức
Học viên Trabi luôn được hỗ trợ tối đa trong việc tim nơi ở

Mặc dù, nhiều trường đại học và cơ sở đào tạo tại Đức có cung cấp ký túc xá cho học viên. Nhưng số lượng phòng trong ký túc xá thường không đáp ứng đủ nhu cầu học viên. Trong trường hợp này, du học sinh thường tìm thuê các căn hộ nhiều phòng để ở ghép. Nếu không may mắn đăng ký được phòng ở trong ký túc xá, bạn cần lưu ý các điểm dưới đây khi tìm nơi ở tại Đức.

những việc cần làm ngay khi tới Đức
Cần lưu ý những gì khi tìm nhà tại Đức?

Các lưu ý khi tìm nhà ở tại Đức

  • Khi tìm nhà qua các website, bạn cần cẩn thận để tránh bị lừa đảo. Để chắc chắn, bạn nên nhờ một người tin cậy, hiểu tiếng Đức và luật pháp Đức để kiểm tra hợp đồng thuê nhà và đặt cọc tiền. 
  • Tham khảo một số website tìm nhà ở tại Đức như  http://www.studenten-wg.de, http://www.wohngemeinschaft.de
  • Liên hệ với Hội Sinh viên hoặc Hội người Việt tại Đức để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ tìm nhà trước khi tới Đức. 
những điều bạn phải làm ngay tại Đức
Đăng ký tạm trú tại Văn phòng cư trú là quy định bắt buộc tại Đức

TRABI với văn phòng đại diện tại Đức luôn hỗ trợ học viên tìm được nơi ở an toàn với chi phí phù hợp nhất

Liên hệ ngay Hotline: 0912 628 448 để được hỗ trợ nhanh nhất

Sau khi tìm được nơi ở, bạn còn cần thực hiện nhiều thủ tục liên quan khác như đăng ký tạm trú, mở hòm thư …

Đăng ký tạm trú (Anmeldung) – thủ tục cần thiết khi tới Đức để không bị trục xuất 

Đây là thủ tục du học sinh bắt buộc phải thực hiện theo quy định của luật pháp Đức. Đặc biệt, bạn phải hoàn thành việc đăng ký cư trú trong vòng 14 ngày kể từ khi đặt chân tới nước Đức. 

Nếu không hoàn thiện thủ tục theo yêu cầu, bạn không những bị phạt khá nhiều tiền mà còn có thể bị trục xuất khỏi nước Đức. Thủ tục đăng ký nơi cư trú được miễn phí ở hầu hết các bang của Đức. Tuy nhiên, tại một số vùng, bạn có thể phải nộp một khoản phí nhỏ khoảng hơn 10 €. 

Bạn cần thực hiện thủ tục Anmeldung sau mỗi lần chuyển tới chỗ ở mới. Học viên có thể thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại Văn phòng đăng ký tạm trú Einwohnermeldeamt (hay còn được gọi là Bürgeramt hoặc Bürgerbüro) hoặc tại Rathaus của thành phố/ thị trấn/ ngôi làng bạn đang sinh sống.

Làm thế nào để đăng ký Anmeldung nhanh nhất?

Để việc đăng ký nơi cư trú diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, bạn hãy chuẩn bị cẩn thận các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký nơi cư trú (Anmeldeformular) đã được điền đầy đủ thông tin. Bạn có thể tải file mềm mẫu Anmeldeformular từ website của Rathaus hoặc nhận một bản cứng tại văn phòng khi đến làm thủ tục .
  • Hộ chiếu
  • Xác nhận của chủ nhà “eine Wohnungsgeberbestätigung” và Hợp đồng thuê nhà (Mietvertrag) có công chứng đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chỉ cần Eine Wohnungsgeberbestätigung mà không cần Mietvertrag.

Liên hệ ngay Hotline 0912 628 448 để được hướng dẫn chi tiết

Lập hòm thư và Ghi tên trên chuông cửa – điều bạn cần làm ngay khi đến Đức

Bởi tại nước Đức tất cả các giấy tờ như thông báo, kết quả thi … đều được gửi qua bưu điện. Do đó, việc có địa chỉ hòm thư là một trong những việc cần lam ngay giúp bạn không bị thất lạc các thông báo quan trọng từ trường học, đơn vị quản lý hành chính nhà nước …

Trong trường hợp chưa tìm được nhà ở, bạn cần nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ để có thể ghi tên mình lên hòm thư tại địa chỉ của họ. Như vậy sẽ tránh được việc bị thất lạc các giấy  tờ quan trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp không có địa chỉ hòm thư, các bạn có thể nhờ người nhận giúp và ghi “℅: Tên người nhận”. Trong đó “Tên người nhận” là tên của người bạn nhờ nhận giúp giấy tờ, hồ sơ. 

Mua bảo hiểm y tế (Krankenversicherung) cho sinh viên nước ngoài  

Đây là một trong những điều bạn cần phải làm ngay khi đến Đức! Một phần vì việc mua bảo hiểm y tế là quy định bắt buộc của luật pháp Đức. Mặt khác, các chi phí khám chữa bệnh tại Đức khá cao. Nếu không có sự hỗ trợ của bảo hiểm, bạn khó có thể chi trả tiền khám chữa bệnh. 

Đặc biệt, cũng giống như ở Việt Nam, bạn cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám.  Hiện có hai loại bảo hiểm y tế phổ biến:

  • Bảo hiểm y tế bắt buộc hay bảo hiểm y tế công cộng (Gesetzliche Krankenkasse – GKV) dành cho các đối tượng có tổng thu nhập hàng năm dưới mức giới hạn JAEG. Năm 2021, mức giới hạn tiền lương được quy định là 64.350 €/năm và 5.362,50 €/tháng. Bảo hiểm GKV chỉ chi trả cho những chăm sóc y tế cơ bản và cần thiết. Tại Đức hiện nay có 3 nhà cung cấp bảo hiểm công cộng chính là TKK, AOK và Barmer GEK. 
  • Bảo hiểm y tế tư nhân (Private Krankenversicherung) đắt hơn bảo hiểm GKV. Tuy nhiên, mức chi trả cũng rộng hơn. Với bảo hiểm tư nhân, bạn có thể chọn sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế theo nhu cầu. 

những việc cần làm ngay khi đến đứcViệc lựa chọn và đặt mua bảo hiểm y tế có thể khiến bạn mất khá nhiều thời gian. Thậm chí hoang mang, bối rối vì không biết nên lựa chọn hãng bảo hiểm nào. Nhưng đây lại là một thủ tục cần thiết khi tới Đức.

Tuy nhiên, bạn không cần phải băn khoăn về vấn đề bảo hiểm khi du học Đức với TRABI. Bởi các tư vấn viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ cùng tìm hiểu, phân tích thông tin. Từ đó, hỗ trợ chọn mua được loại bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng chi trả của bạn. 

Liên hệ với TRABI ngay qua Hotline 0912 628 448 để được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế ưu đãi nhất

Mở tài khoản ngân hàng (Bankkonto) – thủ tục cần thiết khi tới Đức

Tại Việt Nam, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với việc sử dụng tài khoản ngân hàng để mua sắm, thanh toán học phí, chi trả sinh hoạt phí… Khi sang Đức cũng vậy. Bạn cần mở tài khoản ngân hàng để nhận lương làm thêm, lương thực tập … cũng như thanh toán mọi chi phí. Vậy làm thế nào để mở tài khoản ngân hàng tại Đức?

Những điều cần biết khi đến Đức để mở tài khoản ngân hàng nhanh nhất

Tại Đức, để mở một tài khoản ngân hàng, du học sinh chỉ cần có hai loại giấy tờ sau: 

  • Bản xác nhận Đăng ký tạm trú Anmeldebestätigung từ Văn phòng đăng ký tạm trú Einwohnermeldeamt
  • Hộ chiếu

Làm thế nào để chọn được ngân hàng phù hợp?

Đức là quốc gia có số lượng ngân hàng nhiều nhất châu Âu. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và lựa chọn được dịch vụ ngân hàng khi có nhu cầu. Nhưng làm thế nào để chọn được một ngân hàng phù hợp? Bạn có thể lựa chọn các ngân hàng có những tiêu chí dưới đây khi cần mở tài khoản:

  • Ưu đãi mở tài khoản miễn phí: Vì bạn có thể tiết kiệm được một phần chi phí. 
  • Có ứng dụng trên di động: Để bạn có thể cài đặt và dễ dàng thao tác, sử dụng tại bất kỳ đâu.
  • Miễn phí giao dịch quốc tế
  • Phân loại giao dịch giúp bạn dễ dàng quản lý, thao tác 

Nếu bạn là du học sinh Đức và cần chứng minh tài chính trước khi du học. Bạn có thể tìm hiểu và mở tài khoản phong tỏa tại ngân hàng Vietinbank. Vì ngân hàng Vietinbank có liên kết hợp tác với Deutsche Bank và có các chi nhánh tại Đức. 

Mua và kích hoạt sim điện thoại (handyvertrag)

Điện thoại là một thiết bị cần thiết trong cuộc sống hiện đại giúp bạn duy trì liên lạc và kết nối với gia đình, cộng đồng. Khi tới Đức học tập và sinh sống, bạn nên mua sim điện thoại của Đức để sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc dùng dịch vụ chuyển vùng của sim điện thoại Việt Nam.

Hiện tại Đức có các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông như Vodafone, O2, Deutsche Telekom (tiền thân là T-Mobile), LIDL connect, Aldi talk… Bạn có thể mua sim của một trong các hãng này tại các cửa hàng điện tử, siêu thị, cửa hàng điện thoại di động … Tuy nhiên để mua được thẻ sim Đức, bạn cần có địa chỉ tạm trú tại Đức và đăng ký bằng ID. 

Hoàn thành thủ tục nhập học, ghi danh tại trường học 

Sau khi “an cư”, để bắt đầu việc học, bạn cần thực hiện các thủ tục nhập học. Mỗi trường sẽ có quy định nhập học khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu trước các yêu cầu từ website của nhà trường hoặc tham khảo từ các sinh viên khóa trên. 

Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu và ảnh hộ chiếu mới chụp không quá 6 tháng
  • Thư báo nhập học của nhà trường 
  • Mẫu đăng ký khóa học tại trường
  • Bằng cấp bạn đã có
  • Chứng chỉ ngôn ngữ
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế
  • Hóa đơn thanh toán các khoản lệ phí học tập liên quan

Đặc biệt, bạn cần lưu ý nhập học theo thời hạn quy định của nhà trường. Việc đăng ký nhập học muộn không được chấp nhận với bất kỳ lý do nào. Và bạn có thể sẽ phải quay về Việt Nam nhanh hơn dự định.

Xin gia hạn visa (aufenthaltserlaubnis) tại Sở ngoại kiều

Một trong những thủ tục cần thiết khi tới Đức bạn không thể bỏ qua là xin giấy phép cư trú hay gia hạn visa tại Sở ngoại kiều. Vì visa sang Đức của các bạn du học sinh thường chỉ có thời hạn ba tháng. Do đó, để được phép ở lại học tập tại Đức trong thời gian lâu hơn, bạn phải xin giấy phép cư trú. 

 Bạn cần lưu ý là Sở ngoại kiều thường chỉ làm việc vào một số ngày nhất định trong tuần. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu lịch làm việc của Sở ngoại kiều nơi bạn sinh sống để không bỏ lỡ việc gia hạn visa. 

Tuy nhiên Sở ngoại kiều tại một số thành phố có thể cung cấp dịch vụ đặt hẹn online. Đồng thời liệt kê danh sách các giấy tờ bạn cần mang theo để làm thủ tục xin giấy phép cư trú. Trong trường hợp này, bạn nên đăng ký lịch hẹn sớm và mang theo đầy đủ hồ sơ. Vào ngày hẹn, bạn nên đến sớm trước giờ hẹn để đề phòng các phát sinh không mong muốn.

Hồ sơ xin gia hạn visa tại Đức gồm những gì? 

Thông thường, hồ sơ xin giấy phép cư trú gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin giấy phép cư trú
  • Hộ chiếu và ảnh chụp không quá sáu tháng
  • Giấy đăng ký cư trú
  • Bảo hiểm y tế
  • Giấy chứng nhận nhập học 
  • Chứng chỉ trình độ tiếng Đức
  • Chứng minh tài chính: Thông tin về tài khoản phong tỏa hoặc hợp đồng lao động …
  • Phí làm thẻ căn cước: Khoảng 120

Hy vọng với các thông tin về những điều cần biết khi đến Đức được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn du học sinh sớm ổn định cuộc sống khi tới Đức. Đặc biệt, với các bạn học viên TRABI, khi thực hiện các thủ tục cần thiết khi tới Đức. Bạn đều được đội ngũ nhân viên TRABI tại Đức hỗ trợ tận tâm

trabi
Trabi với đội ngũ tư vấn viên, giảng viên giàu kinh nghiệm luôn tận tâm với học viên

Trung Tâm Hợp tác Việt Đức – TRABI

Số nhà 36, Ngõ 36, Phố Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội

Tel: 024 37 60 65 65 – 0912 628 448

Facebook: https://www.facebook.com/TrungtamhoptacVietducTRABI/

- Advertisement -

Tin mới nhất

Tin liên quan