[MỚI] Chính phủ Đức điều chỉnh hàng loạt quy định có lợi cho học viên du học nghề tại Đức

Tăng số ngày làm thêm hơn 20 ngày so với quy định cũ, hạ tiêu chuẩn về độ tuổi, giảm yêu cầu về trình độ tiếng Đức tạo ra sự hấp dẫn mới cho thị trường du học nghề Đức năm nay. Cùng TRABI tìm hiểu rõ hơn về các quy định này trong bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ ngay với Hotline 0912.628.448/ 0979.568.448 để được hỗ trợ thông tin mới nhất và chính xác nhất về du học nghề Đức, du học Đức, làm việc tại Đức.

Các quy định mới “mở rộng cánh cửa” với sinh viên du học nghề tại Đức 2024

Trong bối cảnh nước Đức thiếu lao động trầm trọng, Chính phủ Đức đã ban hành các quy định mới nhằm khuyến khích sinh viên du học nghề ở lại Đức làm việc sau khi tốt nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Về độ tuổi nộp đơn: Tăng lên đến 35 tuổi, thêm 10 năm so với mức 25 tuổi theo quy định cũ
  • Về thời gian cư trú tối đa: Tăng từ sáu lên chín tháng.
  • Về trình độ tiếng Đức: Giảm yêu cầu tiếng Đức từ B2 xuống B1.

Chính phủ Đức điều chỉnh hàng loạt quy định có lợi cho học viên du học nghề tại Đức

Quy định mới có hiệu lực từ đầu tháng 3 năm 2024. Theo đó, du học sinh Việt Nam cũng như các học viên đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) sẽ được làm thêm 140 ngày một năm, tăng 20 ngày so với quy định cũ. Học viên du học nghề đến Đức nhưng vẫn đang tìm trường hoặc theo các khóa ngôn ngữ, khóa học chuyển tiếp, người có giấy phép cư trú diện học nghề và thực tập sinh được phép làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần.

Đây là điểm mới tạo sự linh hoạt, giúp học viên du học nghề Đức đảm bảo thêm phần nào đời sống sinh hoạt tại quốc gia này. Hơn thế nữa, giúp học viên dễ dàng hoà nhịp với thị trường lao động Đức hơn ngay sau khi tốt nghiệp.

Song song với việc tạo điều kiện cho du học sinh, việc cấp phép cho lao động nước ngoài tại Đức cũng được đơn giản hoá, ngay cả với các lao động thuộc một số ngành nghề đặc biệt như sức khoẻ, luật sư.

  • Người lao động thuộc ngành sức khoẻ, luật sư không cần phải làm thủ tục công nhận văn bằng trước khi nhập cảnh. Theo quy định mới, quá trình này được thực hiện sau khi người lao động đến Đức. Nhưng các yêu cầu vẫn được giữ nguyên. Đó là người lao động phải có hợp đồng, chứng chỉ chuyên môn có thời gian đào tạo tối thiểu hai năm hoặc bằng đại học và bằng ngoại ngữ tiếng Đức A2.
  • Người lao động trong các ngành nghề không thuộc diện kiểm soát chặt, trước đây, cũng phải có bằng cấp được công nhận. Còn hiện tại, có thể đến Đức làm việc nếu có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp, có lời mời làm việc và được trả lương tối thiểu ở Đức.

Các thay đổi mới này được đánh giá là sẽ giúp nước Đức hấp dẫn thêm nhiều sinh viên quốc tế đến học và ở lại sau khi tốt nghiệp với tư cách là những lao động có trình độ. Nhưng liệu các sinh viên Việt Nam lựa chọn du học nghề Đức có gặp thách thức nào với các quy định mới này hay không? Cùng TRABI tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết.

Thách thức với học viên du học nghề Đức khi các quy định mới được thi hành

Các thay đổi của Chính phủ Đức được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu thiếu lao động tay nghề cao trầm trọng. Theo dự báo, do già hoá dân số nước Đức sẽ thiếu 7 triệu công nhân lành nghề vào năm 2035. Và sinh viên quốc tế du học nghề tại Đức sẽ là nguồn lao động giúp giải quyết tình trạng này.

Ngoài lý do nêu trên, sức hấp dẫn của du học Đức vẫn không ngừng tăng đối với sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam, bởi:

  • Hầu hết đại học công lập miễn học phí, sinh viên quốc tế chỉ phải thanh toán một khoản phí hành chính 150 – 250 Euro (khoảng 4 – 6,6 triệu đồng) mỗi năm.
  • Sinh hoạt phí trung bình tại Đức chỉ khoảng 930 Euro/tháng (xấp xỉ 25 triệu VNĐ/tháng) hoặc thấp hơn tuỳ theo thành phố bạn lựa chọn. Mức sinh hoạt phí này thấp hơn so với Anh hay Mỹ (khoảng 31 triệu – 37 triệu VNĐ/tháng)
  • Sinh viên có cơ hội ở lại tìm việc lên tới 18 tháng sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê của Study in Germany, trang thông tin du học Đức, khoảng 70% sinh viên du học nghề Đức muốn ở lại tìm việc sau khi tốt nghiệp.

Chính phủ Đức điều chỉnh hàng loạt quy định có lợi cho học viên du học nghề tại Đức

Với các ưu điểm trên, lượng sinh viên quốc tế lựa chọn du học nghề Đức ngày càng tăng, vô hình chung tạo ra sự cạnh tranh không hề nhỏ. Năm học trước, số lượng du học sinh quốc tế tại Đức cao kỷ lục và tăng hơn 50% so với 10 năm trước.

Vì vậy, để mở rộng cánh cửa du học nghề tại Đức và xây dựng sự nghiệp tại quốc gia này, du học sinh Việt Nam cần lưu ý:

  • Không ngừng trau dồi kỹ năng ngôn ngữ. Cho dù theo quy định, với trình độ A2, bạn đã có thể tới Đức. Nhưng ngôn ngữ là chìa khoá giao tiếp giúp bạn dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, giúp bạn hoà nhập với cuộc sống tại Đức nhanh hơn. Hơn thế nữa, chi phí học tiếng Đức tại Việt Nam sẽ tối ưu hơn. Vì thế, hãy học tiếng Đức B1, nếu có thể là B2 trước khi du học Đức.
  • Rèn luyện thêm các kỹ năng sống, tìm hiểu văn hoá Đức sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới, tạo được thiện cảm với bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp Đức.
  • Cập nhật thường xuyên các quy định mới về du học nghề Đức, lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực và nhu cầu của thị trường lao động Đức để không chỉ đi được mà còn đi dài và tiến xa trên con đường xây dựng sự nghiệp tại quốc gia này.

Bạn muốn trở thành học viên du học nghề tại Đức? Bạn muốn xây dựng và phát triển tại Đức? TRABI với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm tại văn phòng Việt Nam và văn phòng tại Đức luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn hiện thức hoá ước mơ này.

Chính phủ Đức điều chỉnh hàng loạt quy định có lợi cho học viên du học nghề tại Đức

TRABI là đối tác tin cậy của các trường đại học, trường đào tạo nghề, các bệnh viện, công ty, nhà máy … trong nhiều ngành nghề và cộng đồng học viên tại nhiều thành phố trên khắp nước Đức  và còn là cầu nối giúp bạn dễ dàng thích nghi, hoà nhập và phát triển sự nghiệp tại Đức.

Để lại bình luận hoặc liên hệ với TRABI qua Hotline 0912.628.448/ 0979.568.448 để khởi động hành trình du học nghề Đức ngay hôm nay

- Advertisement -

Tin mới nhất

Tin liên quan